Đặc điểm nêu trên cho thấy, ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong khát vọng độc lập, tự do. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, bất chấp những khó khăn muôn bề, Đảng đã đề ra đường lối kháng chiến "toàn dân", "toàn diện", "trường kỳ", "dựa vào sức mình là chính", “phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước của toàn dân tộc” để thực hiện vai trò lãnh đạo nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Sau năm 1954, trước nguy cơ đất nước bị chia cắt, Đảng đã tiếp nối sứ mệnh đồng hành cùng dân tộc, với quyết tâm thống nhất đất nước thể hiện qua phương châm cách mạng: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", "không có gì quý hơn độc lập, tự do".
Từ sau năm 1975, trước nguy cơ nền kinh tế và xã hội rơi vào khủng hoảng toàn diện, Đảng đã nhanh chóng thích ứng với bối cảnh mới, dứt khoát tiến hành công cuộc đổi mới, trong đó “trước hết là đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội, từng phần trong nông nghiệp, công nghiệp và từng bước hình thành Đường lối đổi mới đất nước”.
Những kết quả đạt được cùng vị thế đất nước sau gần 40 năm đổi mới đã khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Cho đến nay, tư duy và lộ trình đổi mới ở nước ta đã được nhận thức rõ. Tổng Bí thư khẳng định: Đó là quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, với hệ giá trị dẫn dắt là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Để đất nước tiến đến thịnh vượng và hùng mạnh, theo Tổng Bí thư, chúng ta sẽ xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Để nhân dân thực hiện quyền làm chủ, chúng ta thiết lập và từng bước hoàn thiện mô hình Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội. Để tiến tới một cộng đồng xã hội tiến bộ và nhân văn, chúng ta đặc biệt coi trọng công bằng xã hội và đoàn kết xã hội.
Luôn tôn trọng và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân
Với những kỳ vọng như vậy, Tổng Bí thư cũng nhìn nhận “quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo ra được sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”.
Tổng Bí thư nêu rõ: Xã hội xã hội chủ nghĩa được thiết lập trên nền tảng lợi ích chung và sự đồng thuận xã hội chứ không phải lợi ích cá nhân và sự cạnh tranh khốc liệt. Đó là “xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng xã hội”.
Để bảo đảm đất nước phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã hội, Tổng Bí thư nhấn mạnh lại một nguyên tắc đã được thực hiện nhất quán trong những năm đổi mới vừa qua: “Phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển”.
Chiến lược phát triển đất nước sẽ tuân thủ nguyên tắc vì con người: “con người giữ vị trí trung tâm…con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới”.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, một vấn đề rất hệ trọng, được nhiều người quan tâm, đó là bản chất giai cấp của Đảng cũng như mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Đảng ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc… Trong chế độ chính trị chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích”.
Đảng đồng hành cùng dân tộc, phụng sự nhân dân không có nghĩa là Đảng xa rời bản chất giai cấp công nhân. Theo Tổng Bí thư, “nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp bản chất giai cấp của Đảng, mà là thể hiện sự nhận thức bản chất giai cấp của Đảng một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, vì giai cấp công nhân là giai cấp có lợi ích thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc”.
Để nhân dân vừa là chủ thể vừa là mục tiêu của tiến trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Tổng Bí thư khẳng định lại quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, luôn tôn trọng và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Cũng vì thế, “mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.
Đảng sẽ tiếp tục sứ mệnh trong khát vọng quốc gia phát triển
Khẳng định sứ mệnh phụng sự lợi ích của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong thế kỷ 21, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại tầm nhìn lãnh đạo đã được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ 13: Đến năm 2045, phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia phát triển trong hơn hai thập kỷ tới không phải là nhiệm vụ dễ dàng.
Thế nhưng, việc Tổng Bí thư khẳng định công khai trước toàn thể nhân dân như chuyển tải một cam kết chính trị: Đảng sẽ tiếp tục sứ mệnh vì dân, đồng hành cùng dân tộc trong khát vọng quốc gia phát triển.
Nhìn lại lịch sử 94 năm hình thành, phát triển, lãnh đạo cách mạng và phát triển đất nước, các đảng viên có quyền tự hào chính đáng về những kết quả đạt được. Thế nhưng, trước nhiệm vụ mới trong bối cảnh mới, Tổng Bí thư cũng lưu ý: “Chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn, quá say sưa với những kết quả, thành tích đã đạt được và cũng không quá bi quan, dao động trước những khó khăn, thách thức”.
Để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra 5 bài học và 5 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đặc biệt quan trọng là công tác cán bộ.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta cần “Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết; thật sự vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy Nhà nước”.
Cùng với đó là nhu cầu lành mạnh hóa bộ máy công quyền, thông qua việc tiếp tục “Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người sa vào tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cục bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn”.
Có thể nói, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy sự khách quan của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc nhận định, đánh giá về những gì đã làm được trong 94 năm vừa qua, và tự tin lan tỏa cam kết chính trị “Đảng đã và sẽ luôn đồng hành cùng dân tộc, phụng sự nhân dân, và kiên định lựa chọn tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
Theo đánh giá của hội đồng chấm giải, các tác phẩm dự thi lần này có chất lượng đồng đều, nội dung và hình thức thể hiện phong phú, đa dạng. Nhiều tác phẩm báo chí được chuẩn bị công phu, bám sát hơi thở cuộc sống, phản ánh đúng, trúng và kịp thời các vấn đề trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của thành phố.
Phát biểu tại lễ trao thưởng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, từ khi phát động Giải báo chí lần thứ nhất vào năm 2018 đến nay, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ TP Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của các cơ quan báo chí, những người làm báo và nhân dân thủ đô.
Thông qua báo chí, những nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị TP Hà Nội được lan tỏa rộng rãi, giúp cho các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng, đầy đủ hơn về vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Qua đó thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, thiết thực, cụ thể hóa, đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển thủ đô.
Lễ trao giải lần thứ 6 được Thành ủy Hà Nội tổ chức nhằm ghi nhận, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc đoạt giải. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo thành phố trong việc phát huy vai trò của báo chí trong tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của thủ đô.
“Để hiện thực hóa các yêu cầu, nhiệm vụ trong xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị TP Hà Nội trong sạch, vững mạnh, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân và dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, trong thời gian tới, TP Hà Nội mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và đồng hành của các cơ quan báo chí”, ông Nguyễn Văn Phong bày tỏ.
AMI Khánh Hòa là doanh nghiệp tại Khánh Hòa, nhà máy năng lượng mặt trời với tổng công suất lắp đặt 50MW. Dự án tạo ra 76.842 MWh điện mỗi năm, sẽ thay thế lượng khí thải nhà kính (GHG) do con người phát thải ước tính khoảng 65.254 tCO2/năm.
Theo lãnh đạo doanh nghiệp này, mới đây, ban tổ chức Thế vận hội Paris 2024 đã trình bày những phát triển mới nhất liên quan tới các cam kết về khí hậu trong 2 lĩnh vực chính, gồm: giảm lượng khí thải liên quan đến Thế vận hội và hỗ trợ cho các dự án thu giữ, giảm thiểu carbon.
Trong đó, ban tổ chức cho rằng, các sự kiện thể thao lớn phải gánh vác trách nhiệm trước tình trạng biến đổi khí hậu. Vì thế, tổ chức này đã áp dụng cách tiếp cận khác hẳn với sự kiện thể thao trước đó. Cụ thể là chuyển từ đánh giá về lượng thải carbon sau sự kiện bằng các hoạt động bù đắp trước với một mục tiêu và chiến lược giảm tác động carbon cho Thế vận hội của hành tinh.
Ở cấp độ quốc tế, Paris 2024 đã chọn một số dự án tuân thủ các quy tắc và tiêu chí về bù đắp carbon tự nguyện và có tác động tích cực phù hợp với các giá trị của Paris 2024 và thể thao, như y tế, bình đẳng giới, giáo dục và bảo vệ đa dạng sinh học. Các dự án này đáp ứng các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế tốt nhất và mang lại sự giảm thiểu carbon quy mô lớn. Trong đó, có Nhà máy điện mặt trời ở Khánh Hòa được chọn cung cấp tín chỉ carbon cho Thế vận hội Paris.
Ngoài ra, Ban tổ chức Paris 2024 còn tài trợ cho việc thực hiện 9 dự án (tất cả đều gần xích đạo, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu) để thực hiện việc giảm thải và bù đắp carbon cho thế vận hội. Đó là việc lắp đặt hàng chục nghìn hệ thống nấu ăn và cung cấp nguồn nước dễ dàng hơn ở Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya và Rwanda; bảo vệ hàng nghìn ha rừng khỏi nạn phá rừng ở Guatemala và Kenya, đồng thời phục hồi rừng ngập mặn ở Senegal.